Có một công việc tốt tại công ty forwarder, nếu bạn chuẩn bị những kiến thức sau?

Hiện nay nguồn nhân lực cho ngành Forwarder nói riêng và Logistics nói chung còn khá hạn chế, dẫn đến việc các công ty thiếu nhân lực trầm trọng là điều không thể tránh khỏi. 

Trên 70% sinh viên ngành Logistics khi ra trường không thể theo nghề mình đã học. Nguyên nhân là khi ra trường sinh viên thiếu kỹ năng mềm, ngoại ngữ, chuyên môn trầm trọng.

Đồng ý là hầu hết doanh nghiệp khi tuyển dụng vào làm đều phải đào tạo lại từ đầu. Nhưng để có thể theo ngành thì có một số kỹ năng nghiệp vụ chúng ta cần phải trang bị trước khi ra trường, ngoài chuyên môn ngành.

Vậy làm sao có thể có một công việc tốt và dễ dàng với mức thu nhập cao khi ra trường? có 2 vấn đề cần phải tìm hiểu đó là :

• Công việc thực tế mà các công ty ngành Logistics & Forwarder đang làm thực tế hàng ngày.

• Kỹ năng mềm, chuyên môn đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp cần chuẩn bị như nào cho đúng hướng.

 

 

CÁC BỘ PHẬN VÀ CÔNG VIỆC THỰC TẾ SẼ PHẢI LÀM TRONG CÔNG TY FORWARDER

I/ AIR FREIGHT DEPT

1. Air Xuất

– Lấy thông tin từ người gửi hàng Shipper

– Liên hệ với Airlines để có được giá tốt nhất (Nếu được yêu cầu)

– Mail cho người gửi hàng tờ Shipper’s Letter of Instruction hoặc nhiều bên gọi là Shipping Instruction (mẫu này do Forwarder phát hành).

– Làm 1 tờ Shipper’s Letter of Instruction khác (mẫu này do Airlines phát hành) gửi cho Airlines. Lấy các nhãn của Airlines để chuẩn bị viết.

– Thông báo với người gửi hàng về chuyến hàng đã được giữ chỗ, hẹn người gửi hàng ngày giờ làm hàng, ví dụ tại TCS (Trạm Hàng hóa Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất). Yêu cầu người gửi hàng thông báo số xe, người liên hệ trực tiếp và cách nhận diện họ.

– Điền các chi tiết vào nhãn của Airlines và của Forwarder. Chuẩn bị các nhãn ký mã hiệu đặc biệt khác như hàng dễ vỡ, giới hạn xếp chồng, hàng mau hỏng, hàng nguy hiểm hoặc những nhãn cần thiết khác.

– Điền các chi tiết cần thiết vào Tờ Cân Hàng (Shipper’s Instruction for Despatch) mẫu do TCS phát hành.

– Đón người gửi hàng tại Trạm Hàng hóa Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất.

– Hướng dẫn người gửi hàng liên hệ với Đội Hải quan Thủ tục sân bay để làm thủ tục Hải quan và thanh lý tờ khai hàng xuất khẩu của người gửi hàng. Nếu là hàng phi mậu dịch và được yêu cầu làm thủ tục Hải quan thay cho người gửi hàng, báo cho bộ phận Customs Clearance làm các thủ tục cần thiết như: tờ khai xuất hàng phi mậu dịch, kiểm hóa, đóng thuế…

– Dán các nhãn của Airlines và của Forwarder và các nhãn ký mã hiệu lên các thùng carton, kiện hàng.

– Liên hệ nhân viên TCS ở bộ phận cân hàng để cân toàn bộ lô hàng hoặc đại diện 1 số thùng rồi qui ra số trọng lượng cả bì của toàn lô. Nếu là hàng nhẹ, xác định thể tích của toàn bộ lô hàng và tính ra trọng lượng chịu cước (Volume Weight/ Chargeable Weight).

– Liên hệ nhân viên của TCS để nhận mâm (Air Pallet/ Cont) xếp hàng và yêu cầu nhân viên bốc xếp xếp hàng lên mâm.

– Liên hệ nhân viên bộ phận chứng từ của Airlines để chuẩn bị làm Không vận đơn chủ (MAWB).

– Căn cứ vào các số liệu về trọng lượng, phát hành Không vận đơn thứ cấp (HAWB), chuẩn bị Air Freight Pre-Alert, Cargo Manifest, Statistic, chuẩn bị các công việc ghi nợ (Billing) cho đại lý tại sân bay nơi đến hoặc người gửi hàng (nếu cước Prepaid).

– Mail copy của HAWB tới người gửi hàng để kiểm tra và yêu cầu họ xác nhận sự chính xác.

– Chuẩn bị 1 bì thư để gửi kèm theo chuyến bay bao gồm :

* Các chứng từ của FWD: 1 tệp HAWB phần dành cho người nhận hàng (Original for consignee), 1 Air Freight Pre-Alert, 1 Cargo Manifest, 1 Invoice ghi nợ đại lý nơi đến, 1 Credit Note (nếu có).

* Các chứng từ của người gửi hàng: 1 Packing List, 1 Commercial Invoice và các chứng từ khác (nếu có) gồm 1 Export License, 1 Inspection Certificate, 1 Certificate of Origin, 1 Phytosanytary Certificate/ Animalsanytary Certificate, 1 Health Certificate, 1 Fumigation Certificate.

– Thu tiền cước từ người gửi hàng (nếu cước Prepaid tại Việt nam), giao HAWB cho người gửi hàng loại bản gốc dành cho người gửi hàng (Original for shipper), giao tiền hoa hồng (Commission) cho người gửi hàng (nếu có).

– Copy các chứng từ cần thiết cho mục đích lưu trữ.

– Sau khi làm hàng xong, thanh toán cước cho Airlines.

– Mail Air Freight Pre-Alert tới đại lý tại nơi đến.

– Hoàn tất hồ sơ để lưu trữ.

– Trả lời mail đối với vấn đề liên quan đến Operation.

– Hỗ trợ bộ phận Sales & Customer service tìm kiếm khách hàng hoặc thông tin để làm Sales Lead.

– Hỗ trợ hoặc đảm trách công việc làm thủ tục Hải quan cho những lô hàng air xuất/nhập khi bộ phận Customs clearance vắng mặt hoặc bận công tác khác.

2.Air Nhập

– Nhận thông tin từ đại lý của Forwarder ở nước ngoài bằng Mail.

– Liên hệ trước bằng điện thoại với người nhận hàng, thông báo với họ về lô hàng với các chi tiết đầy đủ.

– Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho 1 lô hàng gồm có: Giấy giới thiệu của Forwarder, Giấy báo nhận hàng, Hóa đơn thu cước (nếu cước collect).

– Liên hệ với nhân viên TCS và xuất trình Giấy giới thiệu để nhận chứng từ (bì thư) gửi kèm theo chuyến bay do đại lý tại nơi đi gửi hoặc nhận từ thùng thư thuê của TCS

– Photocopy toàn bộ các chứng từ trên cho mục đích lưu trữ.

– Yêu cầu người nhận hàng xuất trình Giấy Chứng minh Nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền/k‎ý hậu của Ngân hàng, thu cước vận chuyển từ người nhận hàng (nếu cước collect) và giao toàn bộ hồ sơ cho người nhận hàng và yêu cầu họ ký nhận.

– Photocopy các chứng từ cần thiết.

– Hoàn tất hồ sơ để lưu trữ.

– Trả lời mail đối với vấn đề liên quan đến Operation.

– Hỗ trợ bộ phận Sales & Customer service tìm kiếm khách hàng hoặc thông tin để làm Sales Lead.

 II. SEA FREIGHT DEPT

1.Sea Xuất

– Nhận thông tin book hàng từ người gửi hàng.

– Mail SLI (shipping instruction), Lịch tàu cho người gửi hàng, yêu cầu họ điền đầy đủ các chi tiết và mail trở lại.

– Liên hệ với Shipping lines để thương lượng giá cả (nếu được yêu cầu) và book chỗ, yêu cầu họ mail ngay Lệnh giao vỏ rỗng, Booking Note/ Shipping Note.

– Mail Lệnh giao vỏ rỗng và Shipping Note (nếu yêu cầu) cho người gửi hàng.

– Liên hệ với người gửi hàng xin số container, số seal và kiểm tra lại các chi tiết hàng có thay đổi hay không?

– Căn cứ vào chi tiết trên chuẩn bị bản nháp Vận đơn nhà (HBL), Vận đơn chủ (MBL).

– Mail bản nháp HBL cho người gửi hàng để kiểm tra và xác nhận lại. Mail MBL cho Shipping lines để phát hành MBL Surrendered.

– Khi nhận được mail của MBL từ Shipping lines, phải kiểm tra trên đó các chi tiết cần thiết. Luôn yêu cầu Shipping lines mail cho mình Transshipment Advice và Telex release/ Surrender Notice khi container đến Singapore/Port Klang.

– Nếu nhận được xác nhận của người gửi hàng rằng Vận đơn nhà đã chính xác, phát hành bản gốc của Vận đơn này và chuẩn bị giao cho người gửi hàng.

– Chuẩn bị các chứng từ cần thiết khác gồm có: Shipping Advice, Hóa đơn ghi nợ/ghi có (Invoicing/ Crediting). Nếu cước trả trước, làm Hóa đơn thu tiền cước người gửi hàng.

– Mail Shipping Advice, MBL & HBL cho đại lý ở nơi đến.

– Hoặc chuẩn bị 1 bì thư để gửi cho đại lý nơi đến bằng Airmail: copy của MBL & HBL, Hóa đơn ghi nợ/ghi có.

– Photocopy các chứng từ cần thiết.

– Hoàn tất hồ sơ để lưu trữ.

– Trả lời mail đối với vấn đề liên quan đến Operation.

– Hỗ trợ bộ phận Sales & Customer service tìm kiếm khách hàng hoặc thông tin để làm Sales Lead.

2.Sea Nhập

– Nhận thông tin từ đại lý của Forwarder ở nước ngoài bằng mail.

– Liên hệ trước bằng điện thoại với người nhận hàng, thông báo với họ về lô hàng với các chi tiết đầy đủ.

– Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho 1 lô hàng gồm có: Giấy báo nhận hàng, Giấy ủy quyền (do Forwarder phát hành), Hóa đơn thu cước (nếu cước collect).

– Liên hệ với Shipping lines để nắm tình hình về lô hàng và gửi HBL để bổ sung vào Cargo Manifest.

– Liên hệ với Shipping lines và nếu MBL của lô hàng đã được đại lý nơi đi “Surrendered” cho Shipping lines thì xuất trình Giấy giới thiệu của Forwarder để nhận hồ sơ nhận hàng.

– Photocopy toàn bộ các chứng từ trên cho mục đích lưu trữ.

– Yêu cầu người nhận hàng xuất trình bản gốc HBL,  Giấy Chứng minh Nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc Giấy bảo lãnh/k‎ý hậu của Ngân hàng (Bank Guarantee/ Endorsement), thu cước vận chuyển từ người nhận hàng (nếu cước Collect).

– Photocopy các chứng từ cần thiết.

– Hoàn tất hồ sơ để lưu trữ.

– Trả lời mail đối với vấn đề liên quan đến Operation.

– Hỗ trợ bộ phận Sales & Customer service tìm kiếm khách hàng hoặc thông tin để làm Sales Lead.

3.Sea-Air Xuất

– Nhận thông tin từ người gửi hàng.

– Thương lượng giá với người gửi hàng được thực hiện từ Customer Service

– Mail cho người gửi hàng Lịch tàu, tờ Shipper’s Letter of Instruction (mẫu này do Forwarder phát hành).

– Liên hệ với Shipping lines và book chỗ, yêu cầu họ mail ngay Lệnh giao vỏ rỗng (FCL) hoặc Lệnh đóng hàng (LCL), Booking Note/Shipping Note.

– Mail Lệnh giao vỏ rỗng/Lệnh đóng hàng và Shipping Note (nếu yêu cầu) cho người gửi hàng. Nếu có thể, cấp nhãn HAWB hoặc là nhãn Sea-Air của Forwarder để dán lên các kiện hàng trước khi xếp vào Container.

– Liên hệ với người gửi hàng xin số container, số seal và kiểm tra lại các chi tiết hàng.

-Yêu cầu khách hàng cung cấp 1 Packing List, 1 Commercial Invoice và các chứng từ khác (nếu có) gồm 1 Export License, 1 Inspection Certificate, 1 Certificate of Origin, 1 Phytosanytary Certificate/ Animalsanytary Certificate, 1 Health Certificate, 1 Fumigation Certificate để gửi cho đại lý tại điểm chuyển tải (Transit Point) bằng mail hoặc là Airmail.

– Căn cứ vào chi tiết trên chuẩn bị bản nháp Chứng từ Vận tải Hỗn hợp (Combined Transport Document: CTD), MBL.

– Mail bản nháp CTD cho người gửi hàng để kiểm tra và xác nhận lại. Mail MBL cho Shipping lines để phát hành MBL Surrendered. Cũng ghi chú thêm trên đó “Hàng ưu tiên để vận chuyển Sea-Air” và yêu cầu Shipping lines ghi rõ tên tàu mẹ (Mother Vessel) đi từ Singapore/Port Klang.

– Khi nhận được mail của MBL từ Shipping lines, phải kiểm tra tên đại lý, cảng dỡ hàng tại điểm chuyển tải. Luôn yêu cầu Shipping lines mail cho mình Transshipment Advice và Telex release khi container đến Singapore/Port Klang.

– Nếu nhận được xác nhận của người gửi hàng rằng CTD đã đúng, phát hành bản gốc của CTD này và chuẩn bị giao cho người gửi hàng.

– Chuẩn bị các chứng từ cần thiết khác gồm có: Sea-Air Pre-Alert, Cargo Manifest, Hóa đơn (Invoice/Credit Note). Nếu cước trả trước, làm Hóa đơn thu tiền cước người gửi hàng, ghi có cho đại lý nơi đến.

– Mail cho đại lý nơi đến Sea-Air Pre-Alert, CTD và MBL (nếu cần), Packing list và Commercial Invoice, Export Licence và các chứng từ cần thiết khác.

– Chuẩn bị chứng từ để gửi cho đại lý nơi đến bằng CPN: CTD và MBL, Hóa đơn ghi nợ/ghi có, các chứng từ cần thiết khác như : Packing list, Commercial Invoice, Export Licence, Certificate of Origin…đã nhận được từ người gửi hàng.

– Photocopy các chứng từ cần thiết.

– Hoàn tất hồ sơ để lưu trữ.

– Trả lời mail đối với vấn đề liên quan đến Operation.

– Hỗ trợ bộ phận Sales & Customer service  tìm kiếm khách hàng hoặc thông tin để làm Sales Lead.

III. SALES AND CUSTOMER SERVICE DEPT

1. Sales

– Đáp ứng tốt và làm hài lòng các khách hàng hiện có.

– Tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng

Quan tâm đúng mức tới những khách hàng có tiềm năng lớn, cố gắng giành được những khách hàng này bằng những cách có thể. Nếu cần thiết, có thể xin 1 chế độ đặc biệt ưu đãi cho họ.

– Cung cấp những dữ kiện cơ sở về khách hàng và những nhu cầu của họ cho Customer Service.

– Có nhiệm vụ giới thiệu toàn bộ lãnh vực hoạt động dịch vụ của Công ty FWD với khách hàng, thực hiện việc chào giá đối với những yêu cầu cụ thể của khách hàng.

– Thường xuyên liên hệ và quan tâm tới những khách hàng mà mình phụ trách. Nên có những đánh giá và thảo luận song phương với khách hàng về những gì còn tồn tại cần khắc phục và những ưu điểm cần phát huy đối với dịch vụ của Công ty.

– Phải thực hiện cho được mục tiêu Sales đã đề ra hàng tháng cho từng Salesman.

– Chuẩn bị và phải thực hiện tốt kế hoạch thăm khách hàng, trong những cuộc tiếp xúc như vậy cố gắng xin “Reccomendation Letter” hoặc “Routing Order”. Sau mỗi cuộc viếng thăm, phải viết và nộp lại “Sales report” cho trưởng bộ phận Sales, nếu có được đầy đủ thông tin thì phải gửi “Sales Lead” đi cho các đại lý trong hệ thống Network.

– Cung cấp và trao đổi thông tin mới nhất từ khách hàng cho bộ phận Customer Service để theo dõi và quản lý.

– Nhằm nâng cao hiểu biết tổng quát về nghiệp vụ Forwarding và để sales 1 cách có hiệu quả, salesman sẽ được dành 1 ngày trong 1 tuần (tối đa 2 tuần) không đi sales ở tại văn phòng để tìm hiểu, thực tập và được hướng dẫn thêm các qui trình nghiệp vụ về hàng sea/air của xuất/nhập, customs service, customer service…

– Salesman cũng sẽ phải làm thay cho các bộ phận nghiệp vụ khác (trừ Admin + Accounting) khi có người vắng mặt ở bộ phận đó.

2. Customer Service

– Cung cấp thông tin để hỗ trợ cho Salesman đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng trong quá trình đi Sales.

– Có trách nhiệm xây dựng, tiêu chuẩn hóa các biểu mẫu dùng cho Sales và huấn luyện các Salesman.

– Thiết lập và cập nhật hóa các cơ sở dữ liệu về khách hàng.

– Quản lý hồ sơ về giá cả, thông tin khách hàng, lịch tàu, lịch bay, quotation cho khách hàng và các đại lý trong hệ thống Network.

– Soạn thảo và trả lời các mail được gửi đến từ các đại lý trong hệ thống Network về vấn đề giá, thủ tục làm hàng, thông tin và các nội dung khác không liên quan đến Operation..

– Chuẩn bị tốt các thông tin hỗ trợ cho Sales như: thông tin về hãng tàu, hãng hàng không, lịch tàu, lịch bay, quà tặng khách hàng, các thông tin khác…

– Kiểm soát các Sales Lead In và đáp ứng các yêu cầu trong Sales Lead đó.

– Ghi nhận, thu thập dữ kiện để giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

– Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến thủ tục gửi/nhận hàng hóa.

– Quản lý theo dõi hệ thống Sales Lead Out, Sales Report.

– Duy trì hệ thống biểu giá áp dụng cho khách hàng (Customer Tariff) thông báo kịp thời cho Salesman + Operation những thay đổi về giá cước.

– Tìm hiểu thị trường, các đối thủ cạnh tranh và báo cho các đại lý trong hệ thống Network.

– Thiết lập và duy trì 1 mối quan hệ tốt đẹp với hãng tàu, hãng hàng không để tranh thủ có được giá tốt nhất cho Công ty.

– Trong trường hợp vắng Salesman phụ trách 1 vùng hoặc 1 khách hàng cụ thể nào đó, phải trả lời và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng đó.

3. Customs Clearance & Local Service

– Customs Clearance được hiểu là bao gồm những công việc: Khai báo và thông quan Hải quan, Xin giấy phép, Kiểm hóa, đóng thuế XNK, chỉnh sửa Cargo Manifest (Hàng nhập) và các công việc khác liên quan tới Hải quan.

– Local Service được hiểu là bao gồm những công việc:

+ Thuê mướn các phương tiện vận tải (xe tải, máy bay, tàu, xe lửa), các phương tiện xếp dỡ (xe cẩu, xe nâng, bốc xếp) để chuyển hàng đến 1 địa điểm khách hàng yêu cầu.

+ Thay mặt chủ hàng mua bảo hiểm hàng hóa hoặc yêu cầu Công ty/Đại lý bảo hiểm đến giám định hàng hóa nhập khẩu bị mất hoặc hư hỏng cho đến khi giải quyết xong sự vụ.

+ Thay mặt chủ hàng làm các dịch vụ như: kiểm tra văn hóa phẩm, kiểm dịch, hun trùng, giám định hàng, xin giấy phép Bộ thương mại và các loại hình dịch vụ khác…

– Thực hiện tốt dịch vụ Hải quan đối với những lô hàng Air/sea của xuất/nhập.

– Lập bảng chiết tính chi phí để làm hàng (Customs clearance & Local service) và báo cho bộ phận Customer Service để chào giá với khách hàng.

– Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ nhanh chóng các chứng từ cần thiết để làm Hải quan: Giấy Ủy quyền, MAWB, HAWB, HBL, MBL, C/I, P/L, C/O, E/L, D/O, Insurance Policy, Certificate of quality, quantity …

– Đăng ký tờ khai Hải quan, kiểm hóa và hoàn tất đóng thuế Xuất nhập khẩu, trả tất cả các chi phí như lưu kho, bãi, cước vận chuyển bằng xe tải để nhận hàng từ kho và giao đến nhà khách hàng.

– Phải xây dựng được Giá biểu về dịch vụ Hải quan & Local service cho khách hàng trong phạm vi Sài gòn và 1 số tỉnh lân cận áp dụng cho những mặt hàng thông thường như: hàng gia dụng, thực phẩm, quà biếu, bàn ghế gỗ, sơn mài, mây tre lá, gốm sứ, thảm len, đồ nhựa …

– Khi lãnh vực Customs clearance & Local service đã được tiêu chuẩn hóa và đủ mạnh, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể làm tốt những lô hàng Project Cargo từ A-Z.

– Hỗ trợ bộ phận Sales & Customer service tìm kiếm khách hàng hoặc thông tin để làm Sales Lead.

IV. ADMINISTRATION & ACCOUNTING DEPT

– Quản lý hồ sơ nhân sự, thúc đẩy việc ký kết HĐLĐ.

– Thực hiện đăng ký, báo cáo với các cơ quan chức năng.

– Quản lý và cấp phát các biểu mẫu của Công ty: HBL, HAWB, Invoice, Credit note và các biểu mẫu khác.

– Thực hiện việc lắp đặt các trang thiết bị thông tin, mua sắm trang thiết bị và văn phòng phẩm phục vụ công tác.

– Theo dõi thời hạn bảo hành các thiết bị.

– Thanh toán cước phí bưu điện, điện, nước…

– Quản lý mail, mail, telex nhận/gửi đi, đóng dấu Received/Mailed, photo đóng vào từng Binder, phân phát các văn bản này đến người có trách nhiệm.

– Lập hồ sơ quản lý tài sản của công ty để tránh thất thoát.

– Trả lời các cuộc điện đàm một cách thật nhẹ nhàng, lịch sự và chuyển tới người có trách nhiệm ngay lập tức. Khi người đó đi vắng hoặc đang bận (điện thoại, công việc, hội họp…) cần ghi lại Message để chuyển lại cho họ sớm nhất có thể.

– Theo dõi sự hiện diện/vắng mặt của các nhân viên trong văn phòng. Nhân viên khi đi ra ngoài công tác/việc riêng phải báo cho bộ phận Admin và Trưởng bộ phận của mình.

– Đảm trách công việc gửi thư đi cho bộ phận Operations và các bộ phận khác của văn phòng.

– Thực hiện công việc phát hành Invoice, Credit Note, chuyển tiền, rút tiền khi có yêu cầu từ bộ phận Operation, General Manager hoặc yêu cầu cấp phát hóa đơn đỏ cho khách hàng.

– Báo cáo tình hình hoạt động hàng tháng, lập bảng cân đối thu chi, lời lỗ.

– Theo dõi thu hồi công nợ, lên danh sách các khoản nợ cần phải đòi.

– Quản lý quỹ tiền mặt. Mọi khoản chi đều phải được General Manager ký duyệt, riêng các khoản thu từ khách hàng/các nguồn khác có thể thu trước báo cáo sau.

– Tư vấn cho General Manager trong vấn đề chi tiêu, mua bán và các giao dịch liên quan đến tài chính.

– Nắm và báo cáo cho General Manager lượng tiền mặt, số dư/nợ trong tài khoản khi được yêu cầu.

– Thông báo cho Operation về tỷ giá để thu/chi sao cho có lợi nhất tại thời điểm thanh toán.

– Trả lời mail đối với vấn đề liên quan đến tài chính.

TỪ NHỮNG CÔNG VIỆC VÀ NGHIỆP VỤ THỰC TẾ NHƯ VẬY, CÁC BẠN SẼ CẦN PHẢI CHUẨN BỊ NHỮNG ĐIỀU SAU ĐỂ CÓ THỂ THÍCH NGHI MỘT CÁCH TỐT NHẤT.

– Học thêm khóa thực hành thực tế về Xuất nhập khẩu, Logistics, hải quan,.. để biết cách áp dụng các kiến thức trên, có thêm chứng chỉ, kinh nghiệm, chữ ký điện tử,…

– Nắm rõ, và tìm hiểu nhiều hơn về các khái niệm, từ ngữ trong ngành thường xuyên sử dụng như B/L, C/O, Invoice, Packing list, Incoterms,… Tìm hiểu và đọc thêm sách về Quản trị ngoại thương, Giao nhận vận tải, Thủ tục hải quan,… Một số thông tư, nghị định, luật trong ngành

–  Học tiếng anh tốt, đối với Sales Logistics cần luyện nghe – nói, nhân viên chứng từ luyện đọc – viết.

– Học tin học để biết cách xài excel, word

–  Trong quá trình đi thực tế hoặc có quen biết cố gắng đeo bám theo các anh giao nhận ra cảng học hỏi thêm để có thêm kinh nghiệm, vì lần đầu mình đi ra cảng mình mới biết được làm nhân viên Forwarder là làm những gì, lần đầu đi thì chắc sẽ ngộp lắm vì cảng cực lớn và nắng so với tưởng tượng 

 – Tham gia vào các group về logistics, Forwarder, Xuất nhập khẩu, để được học từ những người đi trước

– Tìm hiểu tin tuyển dụng của các công ty về vị trí mình đang muốn apply tại công ty Forwarder, những yêu cầu của họ về kỹ năng cần thiết, để kịp chuẩn bị trau dồi kịp thời.

Trên đây, với những thu thập và tham khảo từ các nguồn thông tin đồng thời lấy ví dụ hoạt động tại Việt Nam, hi vọng các bạn đã có thể có cái nhìn tổng quan hơn về các phòng ban cũng như cách thức hoạt động của công ty forwarder/logistics và chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết khi vào nghề!

Nguồn : sưu tầm