Tất Tần Tật Về Quy Trình Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển
Vận chuyển đường biển hiện đang là dịch vụ rất phổ biến, góp phần quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên không phải cũng nắm rõ được quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Gồm bao nhiêu bước? Thủ tục cần những gì? Đây đều là những thắc chung của những ai mới biết đến vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như vậy về hình thức vận chuyển này, hãy để PT Logistics giúp bạn gỡ rối qua bài viết dưới đây nhé!
1/ Vận chuyển đường biển là gì?
Vận chuyển đường biển chính là hình thức sử dụng các cơ sở hạ tầng và phương tiện đường biển để phục vụ cho mục đích vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu sẽ là những phương tiện thường dùng trong vận tải đường biển. Còn về cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận chuyển đường biển bao gồm có các các cảng trung chuyển, cảng biển,...
Lý do khiến cho hình thức vận chuyển đường biển ngày càng phát triển phổ biến như hiện nay chính là bởi sự phù hợp với hầu hết các loại hàng hoá. Từ những hàng hoá thông thường đến những sản phẩm, hàng dễ vỡ và cả những đơn hàng cồng kềnh, kích thước lớn. Hình thức vận chuyển bằng đường biển vẫn là một lựa chọn lý tưởng.
2/ Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chi tiết nhất
2.1 Xin giá (tùy theo điều kiện giao hàng)
Xin giá cước đường biển (CIF, CFR, CIP, CPT): Cần có số lượng hàng, cont, trọng lượng thùng hàng, ngày hàng dự kiến đi, điều kiện khi giao hàng, tổng khối lượng hàng theo dự án hoặc theo thời điểm.
Xin giá EXW, FCA, FOB, FAS: Cần có số lượng hàng, cont, trọng lượng hàng hoá, ngày hàng dự kiến đi, địa điểm đóng hàng, thông tin liên hệ người nhận, tổng khối lượng hoá.
Ngoài ra còn có xin giá DAP, DDP, DAT
Vận tải đường biển là hình thức phù hợp cho các loại hàng hoá có kích thước lớn
Vì sao nên mua giá FOB và EXW? Tìm hiểu ngay
2.2 Lấy booking tàu
Sau khi người thuê tàu và hãng tàu đồng thuận với nhau về mức giá cước, hãng tàu sẽ gửi xác nhận cho người thuê tàu biết đã book được/giữ được chỗ trên tàu.
2.3 Cập nhật, chuẩn bị hồ sơ từ nhà xuất khẩu:
- Cập nhật hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) bản sao
- Bản sao chi tiết đóng gói (packing list)
- Khai báo trực tuyến: Thông tin tài khoản Vinacss + chữ ký số
- Thông tin Booking (thông tin tàu, địa điểm đích bảo thuế, cảng hạ hàng, giờ cut off,…)
- Số cont và seal
- Phiếu cân hàng có đầy đủ thông tin, đóng dấu và chữ ký nhà xuất khẩu.
2.4 Khai báo hải quan
Hồ sơ khai báo hải quan là tài liệu quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Hồ sơ này cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa được vận chuyển và được sử dụng để hoàn tất các thủ tục hải quan cần thiết để cho phép hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
Thông thường, hồ sơ khai báo hải quan cho vận chuyển đường biển bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin người xuất khẩu/hàng hoá: Bao gồm tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của người xuất khẩu/hàng hoá.
- Thông tin người nhập khẩu/hàng hoá: Bao gồm tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của người nhập khẩu/hàng hoá.
- Thông tin vận chuyển: Bao gồm tên và địa chỉ của tàu vận chuyển hàng hóa, cảng xuất phát và cảng đến, thời gian dự kiến của chuyến đi.
- Thông tin hàng hóa: Khi lựa chọn vận chuyển đường biển, cần mô tả chi tiết về hàng hóa được vận chuyển, số lượng, giá trị và khối lượng của hàng hóa. Nếu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cần phải được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu, hồ sơ khai báo hải quan cũng cần đính kèm các giấy tờ pháp lý cần thiết để chứng minh rằng hàng hóa này được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
- Giấy tờ liên quan: Hồ sơ khai báo hải quan cần đính kèm các giấy tờ liên quan đến hàng hóa như hóa đơn xuất khẩu, giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu có)...
- Chứng từ khác: Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia và từng loại hàng hóa, có thể yêu cầu đính kèm các chứng từ khác như giấy tờ liên quan đến thuế, phí và các quy định khác.
Hồ sơ khai báo hải quan cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ thông tin để tránh gặp phải các rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Ngoài ra, người gửi hàng hóa cần đảm bảo rằng hồ sơ này được chuyển đến các cơ quan hải quan có thẩm quyền trước khi tàu cập cảng
Ngoài ra, hàng hóa được phân ra làm các luồng khác nhau sẽ có quy trình làm thủ tục hải quan tại cảng khác nhau. Cụ thể thì:
- Tờ khai luồng xanh: Trình hồ sơ, nhà nhập khẩu đóng thuế, in mã vạch để thanh lý và nhận hàng.
- Tờ khai luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ, nhà nhập khẩu đóng thuế trước hoặc sau khi làm thủ tục mở tờ khai, mở tờ khai, thanh lý và cuối cùng là nhận hàng.
- Tờ khai luồng đỏ: Tương tự như đối với tờ khai luồng vàng nhưng cần thực tế hàng hoá theo khai báo, sẽ có thêm 1 bước là làm thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa.
Quy trình vận chuyển hàng hóa theo đường biển đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao
2.5 Điều kho và vận chuyển hàng hóa về kho
Để điều kho vận chuyển hàng hóa về kho, cần liên hệ phòng thương vụ của cảng và mang theo D/O để đóng phí.
Sau đó, cần đưa cho tài xế những chứng từ như: phiếu EIR, D/O,… để tài xế có thể xuất trình cho hải quan giám sát cổng và được vận chuyển hàng hóa.
2.6 Rút hàng và trả vỏ container rỗng
Khi xe chở hàng vận chuyển về đến kho hàng, nhân viên ở đây sẽ kiểm tra các giấy tờ liên quan như: seal hàng, tình trạng hư hỏng của container hoặc tình trạng của xe chở hàng,… Rút hàng xuống xe vận chuyển, tài xế di chuyển container trả lại cảng.
2.7 Lưu trữ hồ sơ và chứng từ
Khi sử dụng hình thức vận chuyển đường biển, các hàng hóa được xuất/nhập thành công thì các hồ sơ và các chứng từ liên quan phải được doanh nghiệp lưu trữ kỹ lưỡng để làm minh chứng trong những trường hợp phát sinh, khiếu nại nếu có,...
Một số chứng từ quan trọng cần phải lưu lại bao gồm:
- Hồ sơ đăng ký các danh mục hàng hóa được miễn thuế;
- Hồ sơ báo cáo chi tiết việc sử dụng hàng hóa miễn thuế;
- Các hồ sơ xét giảm - miễn thuế, hoàn thuế hay không thu thêm thuế;
- Hồ sơ đề nghị xử lý các khoản tiền thuế chậm nộp hay tiền phạt nộp thừa,…
- Các chứng từ về vận tải, tư liệu kỹ thuật, phiếu đóng gói hàng hóa…
- Các sổ sách, chứng từ kế toán.
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển
PT Logistics - Đơn vị chuyên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển uy tín hàng đầu.
Tự hào là đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics, sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, chuyên môn cao.
PT Logistics vẫn luôn không ngừng từng bước khẳng định được sự uy tín và vị thế của mình trên thị trường Logistics hiện nay. Luôn mong muốn mang đến cho các doanh nghiệp, nhà kinh doanh những giải pháp vận chuyển tối ưu nhất, hiệu quả nhất cả về hình thức lẫn chi phí chi trả.
Vì sao nên lựa chọn dịch vụ vận chuyển đường biển tại PT Logistics?
PT Logistics cam kết mang đến những dịch vụ chất lượng nhất:
- Vận tải xuất nhập bằng FCL và LCL
- Vận chuyển Nhanh chóng - An toàn.
- Thời gian vận chuyển rõ ràng, đảm bảo đúng với trong thỏa thuận 2 bên.
- Kho bãi rộng rãi, đạt tiêu chuẩn.
- Giá cả cạnh tranh, phù hợp.
- Mạng lưới đại lý uy tín, lâu năm và có nhiều kinh nghiệm, cam kết quá trình vận chuyển hàng hoá của bạn.
Với những ưu điểm như vậy, PT xứng đáng trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và lâu dài đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hiện nay.
Nếu như bạn đang có nhu cầu cần vận chuyển hàng hoá thông qua hình thức vận chuyển đường biển, hãy liên hệ ngay với PT Logistics để có những trải nghiệm trên cả tuyệt vời nhé!
Liên hệ ngay:
PT TRANSPORT LOGISTICS CO., LTD
- Địa chỉ: 11/7 Nguyễn Oanh (Số 5A đường số 4), p.10, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 08 629 55 440 (phím 10) - 08 6 6562404
- Fax: 848 3 9164 165
- Hotline: 0908 664 085
- Email: info@pt-logistics.com
- Website: https://pt-logistics.com