Phí Vận Chuyển Đường Biển Từ Nhật Về Việt Nam Mới Nhất 2023
Phí vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam bao gồm những loại nào?
Ngày nay, người Việt Nam sang Nhật sinh sống và làm việc nhiều hơn, kéo theo nhu cầu vận chuyển giữa 2 nước cũng tăng lên. Do đó, cước phí vận chuyển nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Dưới đây, PT Transport Logistics cập nhật chi phí vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam mới nhất năm 2023.
1/ Những loại hàng hóa vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam
Trừ những mặt hàng bị nghiêm cấm vận chuyển, hầu hết các loại hàng hóa khác đều có thể vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam. Có thể kể đến những loại hàng hóa:
Hàng khô (hay còn được gọi là hàng bách hóa)
Nhóm hàng hóa này bao gồm các mặt hàng như hàng dệt may, nguyên phụ liệu dệt may, thức ăn cho gia súc, gia cầm, bánh kẹo có nguồn gốc và được kiểm chứng rõ ràng,...
Hàng tươi sống
Những loại hàng tươi sống như thủy sản, rau củ quả, thịt đông lạnh,... đòi hỏi phải được xử lý và đóng gói đúng cách nếu không sẽ không được vận chuyển đường biển về Việt Nam.
Những loại hàng tươi sống như thủy sản, rau củ quả, thịt đông lạnh,... đòi hỏi phải được xử lý và đóng gói đúng cách nếu không sẽ không được vận chuyển đường biển về Việt Nam.
Hàng hóa công nghiệp
Những mặt hàng như sắt, thép, máy móc công nghiệp, phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy,... cũng được vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam.
Ngoài những nhóm hàng trên, còn có một số loại hàng hóa khác như vật liệu nội thất spa, các sản phẩm làm đẹp,... cũng được phép thông quan từ Nhật về Việt Nam.
Tùy theo từng loại hàng hóa cụ thể, phí vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam sẽ có sự chênh lệch nhau.
3/ Những mặt hàng bị nghiêm cấm vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam
Để đảm bảo quá trình gửi hàng từ Nhật về Việt Nam được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí, khách hàng cần lưu ý về những mặt hàng bị nghiêm cấm vận chuyển bao gồm:
- Ma túy, các chất kích thích đến hệ thần kinh.
- Vũ khí quân dụng, trang thiết bị quân sự như súng đạn, kiếm,...
- Các chất dễ cháy nổ, các chất gây nguy hại đến môi trường,...
- Các ấn phẩm, văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống phá Nhà nước, phản động.
- Các loại sinh vật sống.
- Các chất ăn mòn như axit, pin,...
- Các hóa đơn ngân hàng, giấy hoặc tiền tệ,..
4/ Cước phí vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam
Cước phí vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam có thể bao gồm những phí sau:
(1) Phí O/F (Ocean Freight)
Đây là khoản phí vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam được tính từ cảng giao đến cảng nhận mà chưa cộng thêm các phụ phí khác.
(2) Phí THC (Terminal Handling Charge)
Phụ phí THC hay còn gọi là phí xếp dỡ hàng hóa được ước tính dựa trên mỗi Container hàng nhằm bù đắp chi phí cho các hoạt động xếp dỡ hàng hóa, tập kết Container,... tại các cảng biển.
(3) Phí Handling (Handling Fee)
Phí Handling hay phí xử lý hàng hóa do hãng tàu hoặc Forwarder thu nhằm đắp phí tổn thất cho các hoạt động giao dịch giữa hãng tàu và đại lý, phí làm thủ tục,...
(4) Phí DOC (Documentation Fee)
Phí DOC hay phí chứng từ được các hãng tàu thu để thực hiện các thủ tục giấy tờ cho lô hàng và vận đơn.
Tại Việt Nam, các lô hàng nhập khẩu phải xuất trình tại kho lệnh giao hàng từ hãng tàu mới được nhận hàng.
(5) Phí CFS (Container Freight Station Fee)
Phí CFS hay phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng được kho thu dựa trên mỗi CBM cho phí quản lý, xếp dỡ hàng hóa.
Phí CFS hay phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng được kho thu dựa trên mỗi CBM cho phí quản lý, xếp dỡ, đóng gói hàng hóa hoặc dỡ hàng khỏi Container đối với các lô hàng xuất - nhập khẩu.
(6) Phí D/O (Delivery Order)
Khi lấy hàng nhập khẩu từ Nhật về Việt Nam, chủ hàng hóa phải xuất trình cho kho lệnh lấy hàng (đối với các lô hàng lẻ) và phiếu EIR (Equipment Interchange Receipt) đối với hàng nguyên kiện Container.
(7) Phí Seal
Phí Seal hay phí niêm phong chì là loại phí thu tại điểm gửi hàng của lô hàng hóa và thu dựa trên số lượng Container vận chuyển. Trên mỗi Seal có in số hiệu cụ thể, duy nhất nên rất thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm soát hàng hóa.
(8) Phí đóng gỗ, đóng kiện kín, kiện thưa
Đối với những trường hợp hàng hóa có số lượng không nhiều hoặc muốn đóng thêm kiện gỗ để đảm bảo an toàn hơn. Tùy thuộc vào kích thước và khối lượng của kiện hàng, phí đóng gỗ, đóng kiện sẽ khác nhau.
(9) Phụ phí vận chuyển hàng hóa trong nội địa
Đây là khoản phụ được tính vào phí vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam khi hàng hóa đến cảng hoặc kho bãi tập kết hàng hóa.
(10) Phí LLC xuất
Đối với hình thức vận chuyển hàng LLC, cước phí vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam sẽ phải tính thêm khoản phí để sắp xếp hàng hóa cũng như book lịch cảng và lựa chọn tàu hàng phù hợp. Theo từng đơn hàng cụ thể, khoản phí này sẽ được cung cấp chi tiết và đính kèm theo đơn.
(11) Phí thủ tục hải quan
Phí thủ tục Hải quan được chi trả cho công tác làm thủ tục tại Hải quan để hàng xuất - nhập khẩu được thông quan.
Khoản phí này được chi trả cho công tác làm thủ tục tại Hải quan để hàng xuất - nhập khẩu được thông quan nhanh nhất, không làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ giao hàng.
(12) Phí vận chuyển hàng hóa trong nội địa Việt Nam
Vận chuyển đường biển không thể giao hàng đến tận tay người nhận được, do đó, phải kết hợp thêm hình thức vận chuyển khác để đưa hàng từ cảng về kho. Phần phí này được tính theo cước phí vận chuyển thông thường tại Việt Nam.
Ngoài ra, phí vận chuyển đường biển từ Nhật về Việt Nam sẽ có thêm các khoản phụ phí phát sinh khác, vì vậy, để được cung cấp bảng giá chính xác, mới nhất hãy liên hệ với PT Transport Logistics qua Hotline 0908 664 085.