Vận Chuyển Đường Biển Là Gì? Quy Trình, Chi Phí

Vận chuyển đường biển được đánh giá là phương thức vận tải ra đời sớm nhưng vẫn phát triển và được chú trọng đến ngày nay. Đây là hình thức vận chuyển đóng vai trò then chốt trong các hoạt động xuất - nhập khẩu của nước ta. Vậy vận chuyển đường biển là gì? Quy trình và chi phí của loại hình này thế nào? Hãy cùng PT Transport Logistics tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1/ Vận chuyển đường biển là gì? 

Hiểu một cách đơn giản, vận chuyển đường biển là hình thức sử dụng phương tiện kết hợp với các cơ sở hạ tầng đường biển để vận chuyển hàng hóa. 

Tùy thuộc vào từng tuyến đường, loại hàng hóa khác nhau, phương tiện vận chuyển có thể là các tàu thuyền, các phương tiện bốc xếp, tháo dỡ hàng hóa như cần cẩu, xe cẩu,... Các cảng biển, cảng trung chuyển tàu thuyền là hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển, phục vụ cho hoạt động vận chuyển hàng hóa. 

Phương thức vận chuyển bằng đường biển rất phù hợp với các lô hàng hóa cần giao thương Quốc tế hoặc nội địa tại các khu vực gần biển và các khu vực lân cận có tàu, thuyền cập bến. Với ưu điểm quy mô và trọng tải lớn, hình thức vận tải này được ưu tiên áp dụng trong các ngành xuất - nhập khẩu để vận chuyển hàng hóa có số lượng và khối lượng lớn. 

Tại Việt Nam, phương thức này đã và đang phát triển rất mạnh mẽ nhờ vào đường bờ biển dài và sự chú trọng đầu tư của Nhà nước vào cơ sở vật chất, phương tiện và cơ sở hạ tầng.  

2/ Các mặt hàng được vận chuyển đường biển 

Vận tải đường biển có thể vận chuyển được hầu hết các loại mặt hàng, trừ những hàng hóa bị nghiêm cấm vận chuyển dưới mọi hình thức. Đây cũng chính là điểm mạnh tuyệt vời của hình thức vận tải này. 

Thông thường, hàng hóa được nhóm theo chủng loại để các đơn vị vận chuyển đưa ra các phương án vận chuyển hiệu quả nhất. Có thể kể đến các nhóm hàng hóa như: 

   -     Hàng hóa có các tính chất lý hóa như dễ hút ẩm, hóa chất, dung dịch, các mặt hàng dễ bay bụi như các loại bột,...

   -     Hàng hóa dễ bị tác động của môi trường bên ngoài như gia vị, thuốc lá, trà, cà phê,... 

   -     Hàng hóa không ảnh hưởng đến các hàng hóa khác như vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp,... 

Vận Chuyển Đường Biển Là Gì? Quy Trình, Chi Phí

Bên cạnh đó, hàng hóa còn được chia theo hình thức vận chuyển. Các hình thức vận chuyển phổ biến bao gồm: 

   -     Vận chuyển bằng Container với các mặt hàng bách hóa là chính. 

   -     Vận chuyển bằng sà lan cho các loại khoáng sản, cát, đá,... 

   -     Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho các mặt hàng có tính chất đặc thù.

Tuy nhiên, tùy theo từng Quốc gia, các quy định về hàng hóa xuất - nhập khẩu sẽ khác nhau. Do đó, khách hàng phải có sự cập nhật liên tục để tránh các sai sót làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa và những rủi ro không đáng có. 

3/ Lợi ích của vận chuyển đường biển 

Vận chuyển đường biển có những lợi ích vượt trội như sau: 

   -     Chở được đa dạng hàng hóa mà không giới hạn khối lượng hay số lượng. 

   -     Giảm chi phí xây dựng, bảo dưỡng, sửa chữa. 

   -     Giảm chi phí đầu tư ban đầu cho Doanh nghiệp. 

   -     Khả năng chuyên chở cao, lượng hàng vận chuyển lớn. 

   -     Khả năng sử dụng khi vận chuyển các Container chuyên dụng khá cao. 

   -     Chi phí vận chuyển thấp hơn so với các phương thức vận chuyển khác. 

   -     Khả năng xảy ra tai nạn, va chạm thấp. 

4/ Hạn chế của vận chuyển đường biển

Ngoài những lợi ích trên, hình thức này cũng tồn tại nhiều hạn chế như: 

   -     Tốc độ vận chuyển khá chậm. 

   -     Gây ảnh hưởng xấu, tác động trực tiếp lên môi trường biển. 

   -     Không thể mang hàng hóa đến tận nơi cho Khách hàng. 

Do đó, nếu khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng và khối lượng lớn thì phương thức vận tải đường biển là phương án tối ưu nhất. Khách hàng có thể tham khảo PT Transport Logistics - đơn vị vận chuyển uy tín tại TP. Hồ Chí Minh để giảm thiểu các sai sót trong thủ tục vận chuyển. 

5/ Các loại phụ phí trong vận chuyển đường biển

Phí DOC - Phí Chứng Từ

Phí chứng từ (Documentation Fee) là một trong những loại phí phổ biến nhất trong vận chuyển bằng đường biển. Với những lô hàng xuất khẩu, các hãng tàu biển sẽ phát hành giấy Bill of Lading khi vận chuyển bằng đường biển. Phụ phí này được hãng tàu dùng để thực hiện các giấy tờ cho lô hàng và vận đơn. 

Tại Việt Nam, các lô hàng nhập khẩu phải xuất trình cho kho lệnh giao hàng từ hãng tàu mới được nhận hàng. 

Phí THC - Phụ Phí xếp dỡ hàng hóa

Phụ phí xếp dỡ hàng hóa (Terminal Handling Charge) được tính dựa trên mỗi Container nhằm đắp phí cho các hoạt động xếp dỡ hàng, tập kết Container,... tại các cảng biển. Mức phí này do cảng quy định, chủ tàu chỉ chi hộ và thu lại từ người nhận hoặc người gửi hàng. 

Phí Handling - Phụ phí xử lý hàng hóa 

Phụ phí xử lý hàng hóa (Handling Fee) do hãng tàu hoặc Forwarder thu nhằm bù đắp phí tổn cho các hoạt động thực hiện lô hàng như phí giao dịch giữa hãng tàu và đại lý, phí làm thủ tục, phí làm bản kê khai hải quan (Manifest),... 

Loại phụ phí Handling và Phụ phí THC thường dễ gây nhầm lẫn nhau. Do đó, khách hàng nên đặc biệt chú ý. 

Phí CFS - Phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng 

Phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng (Container Freight Station Fee) do kho thu dựa trên mỗi CBM cho phí quản lý, xếp dỡ, đóng gói hàng hóa vào Container đối với các lô xuất khẩu và hoạt động dỡ hàng khỏi Container đối với các lô nhập khẩu. 

Phí AMS 

Phí AMS (Automatic Manifest System) là phí truyền dữ liệu hải quan cho hàng đi Mỹ, Canada. 

Phí AFR

Phí AFR (Advance Filing Rules) là phí truyền dữ liệu hải quan cho hàng hóa đi Nhật Bản. 

Phí ENS 

Phí ENS (Entry Summary Declaration) là phí truyền dữ liệu hải quan cho hàng đi Châu Âu. 

Phí vệ sinh Container - Cleaning Fee

Đây là phí được thu sau mỗi lần vận chuyển để vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo Container luôn trong tình trạng tốt nhất, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng các lô hàng hóa sau.

Phí Bill - Phí làm Bill 

Phí làm Bill (Bill of Lading) là một phần phụ phí để làm vận đơn. 

Phí D/O - Phí lệnh giao hàng 

Phí lệnh giao hàng (Delivery Order), khi lấy hàng nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng cần phải xuất trình cho kho lệnh lấy hàng (đối với các lô hàng lẻ), và phiếu EIR (Equipment Interchange Receipt) đối với hàng nguyên kiện Container. 

Vận Chuyển Đường Biển Là Gì? Quy Trình, Chi Phí

Phí Det - Phí lưu Container tại kho 

Phí Det (Detention) được tính khi Container lưu tại kho riêng, và phí này đóng cho các hãng tàu. 

Phí Dem - Phí lưu Container tại bãi của cảng

Phí Dem (Demurrage) được tính khi chủ hàng lưu Container tại cảng, phí này cũng được thu bởi các hãng tàu. 

Phí ISPS - Phụ phí an ninh

Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security) là phí được thu để đảm bảo an toàn cho hàng hóa bởi hệ thống giám sát an ninh. 

Phí CIC - Phí mất cân bằng Container 

Phí CIC (Container Imbalance Charge) là phí nằm ngoài cước biển, phụ phí này được các hãng tàu thu nhằm bù vào các chi phí phát sinh cho việc đưa các thùng Container rỗng từ nơi thừa sang nơi thiếu. 

Phần phí này chỉ phát sinh khi không đủ Container để đóng hàng cho chủ hàng. 

Phí Telex - Phí điện giao hàng

Điện giao hàng là hình thức giao hàng giúp cho việc giao - nhận hàng hóa nhanh chóng và thuận tiện. Hàng hóa sẽ được giao cho Consignee, Shipper và không cần gửi Bill gốc. 

Phí Seal - Phí niêm phong chì 

Đây là loại phí thu tại điểm đi của lô hàng hóa và thu theo số lượng Container vận chuyển. Phí này dùng để mua các seal niêm phong các Container của hãng tàu. 

Trên mỗi Seal có in số hiệu cụ thể, duy nhất nên rất thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm soát hàng hóa. 

Phí Lift on/off - Phí nâng hạ Container

Nâng hay hạ Container cũng sẽ phải mất thêm một khoản phí. 

Phí Courier - Phí chuyển chứng từ đối với vận đơn gốc

Phí Courier (Courier Fee) là phí chuyển phát nhanh bằng FedEx, DHL hoặc UPS. 

Phí PSS - Phụ phí mùa cao điểm

Phí PSS (Peak Season Surcharge) là khoản phí phát sinh vào các mùa cao điểm, thường là từ tháng 8 - tháng 10 các Doanh nghiệp chuẩn bị nhiều hàng hóa cho dịp Lễ lớn cuối năm như Giáng sinh, Tết,... 

Phí PCS - Phí tắt nghẽn cảng 

Phí PCS (Port Congestion Surcharge) là phí được thu khi bị ùn tắc trong lúc dỡ, xếp hàng tại cảng, làm chậm trễ tàu. 

Phí ISF 

Phí ISF là phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ cho Consignee. 

Phí chỉnh sửa Bill 

Khi Shipper lấy Bill of Lading về hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung thêm những chi tiết nào khác vào Bill với một vài lý do, chủ hàng yêu cầu hãng tàu chỉnh sửa sẽ phải đóng thêm phụ phí. Khoản phụ phí này là phí chỉnh sửa Bill (Amendment Fee). 

Phí LSS - Phụ phí giảm thải lưu huỳnh 

Phụ phí LSS (Low Sulphur Surcharge) được thu để làm giảm thải lưu huỳnh ngoài môi trường. 

Phí CAF - Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ 

Phí CAF (Currency Adjustment Factor) được thu để bù vào phí phát sinh do biến động của tỷ giá ngoại tệ. 

Phí BAF - Phụ phí nhiên liệu 

Phí BAF (Bunker Adjustment Factor) hay còn được gọi là FAF (Fuel Adjustment Factor), đây là phụ phí biến động giá nhiên liệu, phụ phí này không thuộc cước biển và được thu bởi các chủ tàu. 

Trên đây là các loại phụ phí phổ biến và có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển bằng đường biển, vì vậy, Khách hàng nên lưu ý lại để tránh phát sinh những phần phí không mong muốn. 

6/ Quy trình vận chuyển đường biển tại PT Transport Logistics

Quy trình vận chuyển đường biển tại PT Transport Logistics chuyên nghiệp qua 4 bước sau: 

Bước 1: Liên hệ tư vấn và thỏa thuận, ký kết hợp đồng

Khi nhận được thông tin của Quý khách hàng, nhân viên của PT sẽ chủ động liên lạc để trao đổi trực tiếp với khách hàng về các chứng từ, hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến lô hàng. 

Khi thu thập đủ thông tin, nhân viên đưa ra đánh giá và đề xuất gói vận chuyển phù hợp cho khách hàng. 

Sau khi thỏa thuận và thống nhất về các điều khoản, chi phí vận chuyển, PT và Quý khách hàng sẽ tiến hành ký vào hợp đồng theo đúng Quy định của Pháp luật. 

Bước 2: Tiếp nhận giao dịch

Khi hợp đồng được hoàn tất, nhân viên sẽ lưu lại thông tin và khai báo hải quan. PT cử nhân viên có chuyên môn đến nơi tập hợp hàng hóa của khách hàng để kiểm tra, chứng thực các thông tin cơ bản của lô hàng như khối lượng, kích thước, nhóm hàng hóa,... 

Sau đó, công ty sẽ lập hồ sơ chứng từ, chứng nhận xuất xứ và xin giấy phép lưu hàng tự do trên thị trường xuất - nhập khẩu. 

Cuối cùng, nhân viên sẽ tiến hành bốc dỡ hàng hóa lên tàu sau khi được xét duyệt. 

Bước 3: Lên lịch trình vận chuyển cho lô hàng 

Khi lô hàng được chuyển lên tàu, PT gửi lịch trình vận chuyển chi tiết về thời gian, chi phí cho khách hàng xác nhận và có sự chuẩn bị. 

Bước 4: Cập nhật tình hình lô hàng và kiểm soát chất lượng

Trong suốt quá trình vận chuyển, PT luôn có đội ngũ theo dõi, kiểm tra và cập nhật thường xuyên tình trạng hàng hóa cho khách hàng an tâm. 

Trong trường hợp xảy ra các sự cố, PT hỗ trợ xử lý nhanh chóng, đưa ra các phương án dự phòng để đảm bảo thời gian giao hàng đúng như cam kết. 

Ngoài ra, khi hàng hóa cập bến, nhân viên sẽ bốc dỡ hàng hóa xuống và giao nhận tận nơi khi khách hàng có nhu cầu. 

Vận Chuyển Đường Biển Là Gì? Quy Trình, Chi Phí

Với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics, vận chuyển đường biển là dịch vụ uy tín hàng đầu tại PT Transport Logistics. Chúng tôi luôn đặt tiêu chí chất lượng và sự hài lòng của Quý khách hàng lên trên tất cả, mang đến cho Quý khách hàng những trải nghiệm Tốt Nhất với Chi Phí Cạnh Tranh Nhất, Tiết Kiệm Nhất. 

-------------------------

PT TRANSPORT LOGISTICS CO., LTD

Địa chỉ: 11/7 Nguyễn Oanh (Số 5A đường số 4), P.10, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 08 629 55 440 (phím 10) - 08 6 6562404.

Fax: 848 3 9164 165

Hotline: 0908 664 085

Email: info@pt-logistics.com

Website: https://pt-logistics.com