Vận Chuyển Đường Biển Quốc Tế Gồm Những Loại Phụ Phí Nào?

Trong vận chuyển đường biển, ngoài các chi phí chính doanh nghiệp phải bỏ ra. Các phụ phí phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chi phí của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, cũng như cá nhân phụ trách cũng phải nắm rõ các phụ phí này để cân đối ngân sách chi tiêu cho xuất nhập khẩu hợp lý. Sau đây là các loại phụ phí sẽ phát sinh trong quá trình vận chuyển đường biển.

1/ Phụ phí trong vận chuyển đường biển là gì?

Phụ phí vận chuyển đường biển (Ocean freight surcharges) là khoản phí được tính thêm vào cước biển trong bảng giá của công hội hay hãng tàu. 

Mục đích của việc phát sinh thêm các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những khoản phí phát sinh thêm, doanh thu bị sụt giảm do các vấn đề khách quan như chiến tranh bùng phát, giá nhiên liệu tăng,...

Vận Chuyển Đường Biển Quốc Tế Gồm Những Loại Phụ Phí Nào?

Vận chuyển đường biển quốc tế gồm những loại phụ phí nào?

Các phụ phí này không ổn định lâu dài mà thường thay đổi. Trong vài trường hợp, các phụ phí này được gửi cho người gửi hàng vào cận ngày áp dụng. Do đó, các chủ hàng cần cẩn thận, lưu ý các khoản phụ phí được áp dụng lên tuyến vận chuyển. Đồng thời cũng cần kiểm tra kĩ phí đã được áp dụng mức mới nhất hay chưa. 

>>> Xem thêm: Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Trong Vận Chuyển Đường Biển

2/ Vận chuyển đường biển gồm các loại phụ phí nào?

Phụ phí vận chuyển đường biển gồm khoảng 25 loại sau:

(1)  Phí chứng từ - Documentation Fee

Phí chứng từ thuộc một trong những loại phí phổ biến nhất trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Với lô hàng xuất khẩu, các hãng tàu sẽ phát hành một tờ giấy được gọi là Bill of Lading đối với hàng vận chuyển bằng đường biển, gọi là Airway Bill đối với hàng vận chuyển bằng đường hàng không. Phụ phí này sẽ được hàng tàu dùng vào việc làm các giấy tờ cho lô hàng và vận đơn. 

Tại Việt Nam, các lô hàng nhập khẩu phải xuất trình cho kho lệnh giao hàng từ hãng tàu để được nhận hàng.

(2) Phí THC - Terminal Handling Charge

THC - phụ phí xếp dỡ hàng được thu dựa trên mỗi container với mục đích bù đắp phí cho các hoạt động xếp dỡ hàng, tập kết container,... tại cảng. Đây là phí do cảng quy định, chủ tàu chỉ chi hộ và thu lại từ người nhận/ gửi hàng.

(3) Phí Handling - Handling Fee

Handling Fee được các công ty giao nhận hàng hóa đặt ra để thu consignee hoặc shipper. 

(4) Phí AMS - Automatic Manifest System

AMS là phí truyền dữ liệu hải quan cho hàng hóa đi Canada và Mỹ.

>>> Xem thêm: Vận Chuyển Đường Biển Chuyên Tuyến Mỹ 

(5) Phí AFR - Advance Filing Rules

AFR là phí truyền dữ liệu hải quan cho hàng hóa đi Nhật Bản.

(6) Phí ENS - Entry Summary Declaration

ENS là phí truyền dữ liệu hải quan cho hàng đi Châu Âu.

(7) Phí CFS (Container Freight Station Fee): 

Phí quản lý và xếp dỡ hàng hóa tại kho của cảng (CFS) do kho thu dựa trên mỗi CBM cho phí quản lý, xếp dỡ, đóng gói vào container đối với các lô xuất khẩu và dỡ hàng khỏi container đối với các lô nhập cho các lô lẻ.

(8) Cleaning fee

Phí vệ sinh container - Cleaning fee sẽ được thu sau mỗi lần vận chuyển để vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo container luôn trong tình trạng tốt nhất. Điều này nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến chất lượng các lô hàng hóa sau.

(9) Phí Bill - Bill of Lading

Làm bill, chứng từ cũng sẽ mất một phần phụ phí để làm vận đơn cũng như các thủ tục khác về giấy tờ để lô hàng xuất khẩu đi nước ngoài, phần phí này được gọi là Phí Bill. 

(10) Phí D/O - Delivery Order

Phí D/O - Phí lệnh giao hàng, nếu muốn lấy hàng nhập khẩu vào Việt Nam chủ hàng cần xuất trình cho kho lệnh lấy hàng (đối với các lô hàng lẻ), và phiếu EIR (đối với hàng nguyên container) để được lấy hàng. 

(11) Phí Det - Detention

Lưu container tại kho riêng cũng sẽ mất thêm phụ phí, phần phụ phí này được gọi là phí Det. 

(12) Phí Dem - Demurrage

Còn nếu chủ hàng lưu container tại cảng sẽ mất phần phụ phí được gọi là phí Dem.

(13) Phí ISPS - International Ship and Port Facility Security

Để đảm bảo hàng hóa được an toàn sẽ có hệ thống giám sát an ninh và chủ hàng sẽ mất thêm khoản phí này được gọi là phí an ninh.

Vận chuyển đường biển quốc tế gồm những loại phụ phí nào?

Vận chuyển đường biển quốc tế gồm những loại phụ phí nào?

(14) Phí CIC - Container Imbalance Charge

Phí CIC - Phí mất cân đối hàng, phần phụ phí này sẽ nằm ngoài cước biển, các hãng tàu sẽ thu thêm phí này để bù vào phí phát sinh cho việc đưa các thùng container rỗng từ nơi thừa sang nơi thiếu để phục vụ cho việc đóng - vận chuyển hàng của chủ hàng.

Phần phí này chỉ phát sinh khi không đủ container để đóng hàng cho chủ hàng, nếu không phần phụ phí này sẽ không được tính.

(15) Phí Telex

Phí Telex - Phí điện giao hàng. Điện giao hàng là hình thức giao hàng giúp cho việc giao - nhận hàng hóa nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều. Cụ thể hàng sẽ được giao cho Consignee, shipper sẽ không phải gửi Bill gốc nữa.

(16) Phí Seal

Phí Seal còn được được gọi với tên tiếng Việt là phí niêm chì.

(17) Phí ISF - Importer Security Filing

Phí ISF chính là phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ cho các consignee.Loại phí này hoàn toàn khác với phí AMS - phí truyền dữ liệu hải quan để hàng hóa được chuyển đi Mỹ.

(18) Phí Lift on/off

Nâng hay hạ container cũng sẽ mất phụ phí, nó thường được biết với cái tên phí Lift in/off.

(19) Courier fee

Courier fee là phí chuyển phát nhanh bằng FedEx, DHL hoặc UPS.

(20) Phí PSS - Peak Season Surcharge

Vào mùa cao điểm, thường là khoảng thời gian từ tháng 8 - tháng 10 các doanh nghiệp chuẩn bị hàng cho dịp lễ lớn cuối năm như giáng sinh,... khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển tăng mạnh, các hãng tàu sẽ áp dụng thêm một khoản phụ phí khác được gọi là phí PSS - Phí mùa cao điểm.

(21) Phí PCS Port - Congestion Surcharge

Bị ùn tắc trong lúc dỡ, xếp hàng tại cảng làm cho tàu bị chậm trễ làm phát sinh thêm phí cho chủ tàu trong khi chờ đợi. 

(22) Phí chỉnh sửa B/L - Amendment fee

Mỗi shipper sẽ được cấp một bộ B/L, khi shipper lấy về hay cần chỉnh sửa, bổ sung chi tiết nào đó trên B/L vì một vài nguyên nhân, chủ hàng yêu cầu hãng tàu chỉnh sửa sẽ phải phát sinh thêm phụ phí. Phần phụ phí này được gọi là phí chỉnh sửa B/L.

(23) Phí LSS - Low Sulphur Surcharge

Phí LSS chính là phụ phí giảm thải lưu huỳnh, một chất độc gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

(24) Phí CAF - Currency Adjustment Factor

Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước buộc phải dùng ngoại tệ và ngoại tệ luôn biến động theo thời gian. Do đó, các hãng tàu sẽ thu phụ phí từ chủ tàu để bù vào phí phát sinh do sự biến động của tỷ giá ngoại tệ. Phí này được gọi là phí CAF - Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ.

(25) Phí BAF - Bunker Adjustment Factor

Phí BAF hay còn được gọi là FAF, tức Fual adjustment factor - Phụ phí biến động giá nhiên liệu, đây là loại phụ phí không thuộc cước biển. Để bù cho phần phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu, các chủ tàu sẽ thu chủ hàng khoản phí này. 

Trên đây là các loại phụ phí có thể các doanh nghiệp (chủ hàng) sẽ thường xuyên gặp phải khi xuất - nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Do đó hãy ghi chú lại và lưu ý để tránh phát sinh các khoản phí ngoài khác không mong muốn.

>>> Xem thêm: Vận Tải Đường Biển Và Đường Hàng Không

----------------

PT TRANSPORT LOGISTICS

Địa chỉ: 11/7 Nguyễn Oanh (Số 5A đường số 4), p.10, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.  

Điện thoại: 08 629 55 440 (phím 10) - 08 6 6562404

Fax: 848 3 9164 165

Hotline: 0908 664 085

Email: info@pt-logistics.com

Website: https://pt-logistics.com